Băng tan là gì mà khiến khối băng khổng lồ tách ra

Lượt xem:

Đọc bài viết

Băng tan là gì mà khiến khối băng khổng lồ tách ra ở thềm băng Larsen C của Nam Cực, bạn có biết? Cùng dự báo thời tiết mấy ngày tới tìm hiểu về vấn đề trên nhé!

Các nhà khoa học đã tính toán rằng, khối băng vừa tách ra này có kích thước tương đương xứ Wales của Anh, nghĩa là nó có kích thước gấp 4 lần London, 7 lần so với diện tích New York. Câu hỏi đặt ra lúc này, liệu đây có phải là một hiện tượng băng tan tự nhiên hay là hậu quả từ những hoạt động cả con người? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra câu trả lời và một số ý kiến của các nhà khoa học như thế nào nhé!

Những chia sẻ của các nhà khoa học về việc khối băng khổng lồ tách ra khi băng tan là gì?

Theo cơ quan vũ trụ Châu Âu, khối băng khổng lồ được đặt tên là A68 đã tách khỏi thềm băng Larsen C ở Nam Cực trong khoảng thời gian từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 7. Được biết khối băng A68 có dấu hiệu tách ra khỏi Larsen C từ năm 2014. Với diện tích khoảng 6600 km2, tảng băng này sẽ trở thành một trong 10 tảng băng trôi lớn nhất trong lịch sử. Độ sâu của lớp băng dưới mực nước biển có thể lên tới 210 m, tảng băng lớn nhất từng đợt quan sát thấy trong thời đại vệ tinh là tảng băng B15 tách ra từ thềm băng Ross năm 2000. Với diện tích vào khoảng 11000 km2. Sau khi A68 tách ra, thềm băng Larsen C bị mất khoảng 12% diện tích và làm thay đổi vĩnh viễn cảnh quan ở Nam Cực. Dù bị tách khỏi thềm băng chính (thềm Larsen C) nhưng tảng băng (A68) vẫn giữ nguyên vị trí.

Trong đó, khối băng khổng lồ tách ra thềm băng Larsen C khi băng tan là gì thì giới khoa học nhận định: Lý do có thể là do nó gắn liền với cấu trúc bên dưới mặt nước hoặc tác động của dòng hải lưu và gió.

Dù vậy, các nhà khoa học cho biết: Trong tương lai khối băng A68 nhiều khả năng sẽ vỡ thành nhiều mảnh, trong đó một phần của tảng băng có thể tồn tại ở vị trí cũ trong nhiều thập kỷ, trong khi các phần còn lại có thể trôi dạt về phía Bắc vào vùng nước ấm hơn.

Tuy nhiên, các nhà khoa học sẽ cần phải để mắt đến tảng băng, do dòng chảy đại dương và gió có thể đẩy tảng băng trôi về phía Bắc Nam Cực, gây cản trở cho tuyến đường giao thương của tàu bè tại khu vực này.

Cho đến nay hai thềm băng nhỏ hơn là Larsen A và Larsen B đã tan dần trong một thế kỷ qua và sự nóng lên toàn cầu đã góp phần thúc đẩy nhanh hơn cái chết của hai thềm băng này.

Việc thềm băng bị tách rời được coi là một hiện tượng tự nhiên và sẽ không ảnh hưởng ngay lập tức tới mực nước biển. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến lo ngại cho rằng đây là một minh chứng rõ nét cho thấy những tác động của hiện tượng nóng lên của Trái Đất và viễn cảnh một hành tinh Trái Đất không có thềm băng ở hai cực mới là điều mà các nhà khoa học cũng như nhân loại lo ngại thực sự.

Các nhà khoa học cho biết: Hiện tượng trái đất nóng dần lên đã làm cho nhiệt độ nước biển tăng và theo thời gian đã bào mòn thềm băng từ bên dưới trong khi nhiệt độ không khí tăng làm giảm diện tích thềm băng từ phía bên trên. Đó là một trong những nguyên nhân khiến A68 tách ra khỏi Larsen C.

Nam Cực có sự thay đổi khi băng tan là gì?

Bởi thế, mặt dù là một hiện tượng tự nhiên, nhưng sự kiện này phải vẽ lại bản đồ vùng Bán đảo Nam Cực. Sự kiện A68 cũng cảnh báo tính chất mong manh hiện nay của hai vùng cực Trái Đất. Có rất nhiều sự thay đổi trên Bán đảo Nam cực nơi thềm băng Larsen C toạ lạc, bởi nhiệt độ ở khu vực này đã và đang tăng nhanh hơn bất cứ nơi nào khác ở Nam Cực. Băng tan là gì mà làm thềm băng này đang dần biến mất và các nhà khoa học cần tìm hiểu, nghiên cứu thêm về nền đất tại vì sao mà khu vực này băng lại tan nhanh đến như vậy.

Như vậy, các nhà khoa học cũng đang tìm hiểu, nghiên cứu thêm về việc băng tan là gì mà khiến khối băng khổng lồ A68 tách ra. Nam Cực có rất nhiều băng, nếu những dòng sông băng này chảy thẳng ra biển nhanh hơn sẽ kéo theo nhiều băng ra các đại dương hậu quả mực nước biển sẽ dâng cao. Nếu điều này xảy ra đây thực sự là thảm hoạ toàn cầu. Thật là điều kinh khủng đúng không ạ.